Sự phân bố mỡ trên cơ thể - chỉ số WHR
Việc kiểm tra và đánh giá sự phân bố lượng mỡ thừa trên cơ thể rất quan trọng bởi nó cho thấy các nguy cơ về các bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường...
Chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio – viết tắt là WHR) là chỉ số đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể của bạn. Theo Michael Gutkin (1984) nếu WHR của nam giới lớn hơn 0,95 và của nữ lớn hơn 0,85 thì có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.Cách tính chỉ số WHR:
Vòng eo
WHR = --------------
Vòng mông
Vòng eo: là số đo ngang rốn, tính bằng cm
Vòng mông: là số đo ngang qua điểm phình to nhất ở mông.
• Nếu WHR nhỏ hơn 1, cơ thể được xếp vào dạng trái lê (pear-shaped body), tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông, và các vùng xung quanh,như háng và đùi, thường gọi là béo phì phần thấp, kiểu béo phì này thường gặp ở phụ nữ và tiềm ẩn ít nguy cơ bệnh tật hơn.
• Nếu WHR lớn hơn 1, cơ thể sẽ thuộc dạng trái táo (apple-shaped body), nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Đây là béo phì kiểu “trung tâm” hay còn gọi là béo phì “phần trên”, thường gặp ở nam giới. Kiểu béo phì này cho thấy nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn như như các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, gan, sỏi mật, viêm tuyến tiền liệt và sinh lý ở nam giới.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về tình trạng béo phì của mình. Trước hết, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, kiêng các chất kích thích cũng như đồ uống có cồn (bia, rượu,…) và bắt đầu một chế độ tập thể dục hằng ngày để giảm cân hiệu quả.
Tóm lại, việc thường xuyên theo dõi cân nặng sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ của mình, bởi vì béo quá và gầy quá đều không tốt cho sức khoẻ. Bạn có thể không đặt mục tiêu lý tưởng hóa vóc dáng của mình lên hàng đầu nhưng hãy giữ cho mình các chỉ số cơ thể trong hạn mức cho phép để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe bạn nhé!
0 comments:
Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn nhé!